Nó đi đi mất có chờ đợi ai
Con ơi chớ nên dong dài
Đừng như con bướm là loài đi rong.
Câu ca dao này xem rằng rất quen thuộc đối với mỗi người chúng ta, nó nói lên giá trị của thời gian đối với cuộc sống, và mỗi người chúng ta cần phải biết quý trọng. Cuộc sống con người gắn chặt với khái niệm thời gian, từ sinh hoạt cuộc sống, công việc, sự sinh tử, ...
Bàn về thời gian, chúng ta có nhiều chủ đề, nhiều khía cạnh nhỏ hơn để nói như sự quý trọng thời gian, sự phân chia thời gian, thời lượng cho cuộc sống, sự thay đổi về con người và xã hội theo thời gian... Trong phạm vi bài viết này, Giọt Trầm tôi muốn chia sẻ những thao thức và trăn trở của bản thân về khái niệm đúng giờ - một chủ đề phải nói là rất cần thiết cho cuộc sống, đặt biệt trong một cuộc sống tất bật như hiện nay.
"Giờ dây thun" hay "giờ cao su" là từ ngữ chúng ta thấy xuất hiện thường xuyên sau khi người ta sắp xếp một lịch hẹn với nhau :"Không sài giờ dây thun nhé." Có nhiều người bạn của tôi, khi đi đâu đó với tôi, hay nói rằng đến sớm làm gì, phải đợi người khác. Tôi cũng chỉ cười hỏi lại, nếu 10 người tham gia buổi hẹn đó đếu suy nghĩ như vậy thì thôi ở nhà hết đi. Ngươi ta thường muốn người khác đợi mình, chứ không muốn đợi người khác.
Các bạn thử tìm hiểu về văn hòa giờ giấc của người Nhật xem thế nào nhé; chỉ cần trễ 30s khi đi tàu điện cao tốc, bạn phải mất tiền mua lại một tấm vé khác cho chuyến tàu sau. Đối với họ, đúng giờ có nghĩa là bạn phải có mặt trước giờ hẹn, giờ làm, giờ học ít nhất là 5 phút. Một hành trình dài hàng trăm cây số của họ, mức chênh lệch thời gian lịch trình cũng xem như bằng 0.
Quay lại nhìn văn hóa của chúng ta hiện tại, dường như người đúng giờ là người ngốc nghếch và lạc lõng, từ việc đi làm, các cuộc hẹn, đám tiệc. Có một ông người Tây nọ đi đám cưới tại một nhà hàng Việt Nam, ông đến nhà hàng lúc 11h30 theo lịch trong thiệp mời nhưng cô dâu và chú rể chưa đến. Anh sinh viên năm cuối đi xin việc và được hẹn đi phỏng vấn lúc 8h30 sáng tại một công ty nọ, và anh ta ngủ cho đến 8h00 mà chưa muốn dậy, sau khi dậy được thì cũng làm vệ sinh qua loa, tác phong không gọn gàng, miệng còn ngáy ngủ, chạy khoảng 10 cây số và đến công ty vào lúc 9h15, tất nhiên là những ngươi trong bộ phận phỏng vấn không còn ở đó, và anh ta phải đi về.
Như tôi chia sẻ ở trên, cái tâm lý đến sớm làm gì để phải đợi người khác là một trong nhiều nguyên nhân làm trì trệ giờ giấc. Nếu chúng ta bắt chước người Nhật, với mỗi lịch hẹn, chúng ta đến sớm chừng 5-7 phút, găp gỡ nói chuyện làm quen với những người chưa biết, chải lại mái tóc, thắt lại chiếc cà vạt, tô lại chút son, đánh lại chút phấn... Chúng ta cố gắng làm sao để khi đúng giờ đã hẹn thì nội dung chính được bắt đầu, không phải mất thời gian ổn định.
Một vấn đề khác liên quan đến việc đúng giờ, là sự tác động bên ngoài, kẹt xe, hư xe, tai nạn... tuy nhiên nếu chung ta khôn khéo cân nhắc và trừ hao thời gian tốt, chúng ta sẽ không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khác, hoặc nếu có thì cũng rất ít. Với tình hình giao thông tại đất Sài Gòn, quãng đường đường 10 cây số mà bạn chỉ bắt đầu đi trước lịch hẹn chỉ 30 phút thì khả năng trễ hẹn của bạn là 50%. Chưa kể vấn đề bạn cảm thấy trễ và cố gắng chạy nhanh, đâm ra thiếu an toàn khi lưu thông, làm hại bản thân và người khác.
Tôi gặp một trường hợp tương tự như sau; tôi có lịch hẹn với bạn lúc 18h30 tại quán cafe, và để đúng hẹn, tôi cố gắng giải quyết công việc của mình đúng giờ, kể cả việc không nghỉ trưa, làm sao để 18h là tôi rời công ty mà đảm bảo việc đã xong, để kịp hẹn, và tôi gọi cho bạn tôi thì anh chàng báo sẽ trễ 30 phút so với cuộc hẹn. Tôi cũng thông cảm, nhưng sau đó tôi biêt rắng anh bạn này trễ hẹn chỉ vì đang coi dở trận bóng đá. Tôi buồn và cũng cảm thấy thất vọng.
Tất nhiên có những điều bất ngờ không thể lường trước được, và chúng ta đành chấp nhận lỗi hẹn hoặc hủy hẹn; Sau khi hoàn tất ngày làm việc, mọi thứ đã xong xuôi, bạn tắt máy tính và chuẩn bị về để đến cuộc hẹn, sếp bạn gọi bạn vào và yêu cầu bạn giải quyết giúp khách hàng ABC về vấn đề XYZ nào đó khá quan trọng, liên quan đến doanh số và sự sống còn của khách hàng, bạn sẽ như thế nào. Nếu cuộc hẹn bạn sắp tham gia chỉ là cuộc hẹn nói chuyện, xã giao, thì bạn có thể gọi điện hủy hoặc hẹn trễ lại, chú ý là phải trình bày rõ ràng để đối phương thông cảm, tôi nghĩ rằng không ai làm khó dễ bạn trong trường hợp này. Mặt khác nếu cuộc hẹn của bạn cũng có tầm quan trọng tương đương công việc của bạn, nếu không diễn ra hoặc diến ra muộn hơn sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng, đòi hỏi bạn có sự chọn lựa trong trường hợp này, và việc cân đong năng nhẹ hai bên là do bạn, bạn cơ thể sẽ đối diện với sự mất mát nào đó khi chọn lựa, thậm chí là mất việc, mất chiếc ghế đang ngồi.
Ví dụ ở trên nói về việc quyết đoán trong cuộc sống, và có lẽ nó đi hơi xa về vấn đề trễ hẹn, tôi xin quay lại; Vấn đề tiêu cực vẫn thường thấy, nếu một sự kiện nào đó diễn ra kèm theo nội dung đại khái như trươc giờ khai mạc sẽ có rút thăm trúng thưởng hoặc tặng quà gì đó, thì y như rằng ngày đó cử toạ tham gia từ rất sớm, và đông. Điều này chứng tỏ chúng ta hoàn toàn có khả năng đi sớm cho bất kỳ sự kiện nào, chỉ vì chúng ta không muốn điều đó hoặc chúng ta chỉ muốn điều gì có lợi cho mình mà không nghĩ đến tập thể.
Làm sao để có cuộc sống tiến bộ, làm sao để chúng ta ngày càng phát triển, làm sao để mối quan hệ giữa người và người tốt đẹp... đó là điều chúng ta cấn suy nghĩ, và mỗi người hãy tự làm cuộc cách mạng cho mình, đừng nhìn vào người khác rồi dùng luận điệu để người ta làm rồi hãy làm theo. Cuộc sống tốt đẹp khi mỗi phần tử biết tự làm đẹp cho mình và cho cuộc đời bằng nét đẹp trong văn hóa, trong tương quan,
Giọt Trầm
11.06.2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét