Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015

Cái nhìn về xã hội

"Con ơi nhớ lấy lời này
Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan"
     Cha ông ta có những câu tục ngữ để đời, mà trong thực tế cuộc sống các vị đã thu nhặt được. Nếu ai đã nắm sơ qua về lịch sử và văn hóa Việt Nam qua các thời kỳ thì cũng dễ nhận thấy ngữ cảnh của câu nói trên. Hầu như trong một bối cảnh lịch sử như thế nào, câu nói cũng đúng và thực tế cho  thấy xã hội nào cũng đầy dẫy mọi tiêu cực và các thành phần "lãnh đạo" cá biệt.
     Một xã hội, một tổ chức, luôn có một người hoặc một nhóm người lãnh đạo, thường thì là một nhóm người. Người lãnh đạo quản lý chung về tập thể trên mọi phương diện, điều hành và định hướng cho tập thể, tổ chức, và thường là quyền hành cao nhất. Ngày xưa thời phong kiến, giai cấp lãnh đạo thường "ở ngoài" luật pháp. Điều đó cho thấy vai tro tò to lớn của lãnh đạo, và cũng đồng thời cho thấy quyền hành của họ.
   Nhìn vào xã hội Việt Nam hiện tại, một đất nước, một xã hội công bằng, văn minh và dân chủ (lý thuyết) lại nhiễu nhương xảy ra các vấn đề tiêu cực nghiêm trọng: bất công, tham nhũng, cường quyền.. Một số các hiện tượng tiêu cực xảy ra gần đây cho thấy rằng, con người ngày nay đang sống dưới hàng trăm ngàn nguy hiểm chực chờ. Sự an toàn của xã hội ngày nay không con nữa, thay vào đó và các sự đe dọa từ nhiều phía, thành phần xấu trong xã hội cũng có, thành phẩn lãnh đạo cũng có. Một xã hội tự do lại gói ghém con người trong sự sỡ hãi. Một xã hội công bằng lại đầy dẫy những bất công. Một xã hội văn minh lai không thiếu các hành vi thiếu văn minh, nếu không nói là thô lỗ.
    Những vụ án dân sự xảy ra hàng ngày hàng giờ làm cho con người phải khép mình vào nỗi sợ hãi, cướp, giết, hiếp dâm, "xử" với lối xã hội đen... Một thực tại đáng buồn cho thấy, ngày nay, sự xuất hiện ngày càng nhiều các vụ án mà phạm nhân và nạn nhân thường là người thân quen, thậm chí là người trong gia đình với nhau làm cho ta phải suy nghĩ? Trào lưu Tây hóa, lối sống thực dụng, chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa cái tôi... làm cho đạo đức suy đồi, thêm nữa, giáo dục ngày nay không đi sâu về mặt giáo dục nhân cách, đạo đức. Các môi trường học đường ngày nay là những nơi vi phạm đạo đức, thậm chí là vi phạm pháp luật một cách nghiêm trọng. Thử hỏi làm sao con người phát triển nhân cách một cách toàn diện trong môi trường giáo dục như thế?
   Một phần sự nguy hiểm đến với cuộc sống người dân ngày hôm nay, trong xã hội này là các vấn đề tham ô, cưởng quyền, ảnh hưởng trực tiếp tới nhân quyền, tới quyền sống của con người. Vì sức mạnh của đồng tiền, sự thật bị bóp méo bởi tay các nhà lãnh đạo, bảo vệ công lý. Việc thăng giáng chức trong các cơ quan không còn là kết quả của năng lực nữa mà là kết quả của các mối "quan hệ xã giao." Tính mạng của một người dân bất kì có thể bị đe dọa bất cứ lúc nào, Ngày nay xuất hiện một số hiện tượng "chạy án" mà đối tượng là các thành phần giáu có, quyền hành, và kéo theo đó là xảy ra án oan do cần phải có người thế vào nhân tội cho kẻ đã chạy. Rồi các vụ án nghiêm trọng xảy ra gần đây, vì áp lực kết thúc vụ án, nói đúng hơn là "bệnh thành tích", có bao nhiêu người dân chịu ép cung theo các lời khai có sẵn... Chưa nói tới các vụ án mà tội phạm là những người bảo vệ sự thật, bảo vệ chân lý, vạch ra những sai trái của các "vị lãnh đạo", bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân, bảo vệ cho công lý hòa bình. Không ít vụ việc, các "chú" liên tục theo dõi những người dám nói lên sự thật, dám đấu tranh cho công lý và hòa bình, đấu tranh cho nhân quyền và dân quyền. Biết bao tài sản của nhân dân và của các tôn giáo đều được "hợp tức hóa" thành tải sản của nhà nước một cách trắng trợn mà không cần phải sự đồng ý của người liên quan... Nếu liệt kê ra thì có vô số các chuyện tiêu cực và dã man phải nói tới xảy ra trong cái xã hội này... Mọi thứ đều xuất phát từ cái tôi cá nhân và chủ nghĩa vật chất. Con người ngày nay luôn chú trọng tiền tài, danh vọng mà quên đi cái lòng nhân, cái tình nghĩa mà bao đời cha ông đề lại. Những người dân đói khô nghèo nàn thì cứ suốt đời lủi thủi trong lầm than.
(Nguyệt Minh tb)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét