Thứ Tư, 17 tháng 2, 2016

"Dư âm" ngày TẾT

   

  Sau thời gian nghỉ tết, sum họp gia đình, chúng ta sẽ quay trở lại với việc học tập, lao động, công tác... Khởi đầu một năm mới với bao nhiêu hoạch định mới, mục tiêu mới... chắc hẳn ai cũng chuẩn bị tinh thần tốt để sẵn sàng. Tuy nhiên, sự chuẩn bị đôi khi bị trì trệ vì một số lý do, mà hầu hết ở lĩnh vực nào, ngành nghề nào cũng vướng phải, và như thế dẫn tới một số trễ nải, uể oải không đáng có. Ở cái xã hội công nghiệp và hiện đại này, các ngành, các nghề có mắc xích với nhau, chỉ cần một lĩnh vực ngành nghề nào đó bị ngưng trệ, trể nãi thì kéo theo hàng loạt các công việc ngành nghề khác phải chờ đợi và ảnh hưởng nặng.

     Một số câu nói xem như chính đáng để biện minh cho sự trễ nải: "dư âm của Tết", "thăm quê chưa về", "tết lu bu nên muốn thư thả thêm"... Hầu hết các câu trả lời điều có ý đúng, hợp lý, tuy nhiên, nếu chúng ta ý thức rằng chúng ta sống trong một xã hội phát triển không ngừng, thì chúng ta nên hiểu rằng trì trệ chính là nguyên nhân của thất bại, trong kinh doanh người ta coi trì trệ là nguyên nhân của sự thua lỗ... Nguyên nhân chính của sự trì trệ chính là chúng ta vui chơi quá đà trong ngày tết, ăn uống say sưa, không chú trọng sức khỏe, đến lúc đi làm lại thì người mệt mỏi, tinh thần tệ hại, thêm nữa, nhiều người ngày tết ngày nghỉ thì đâm đầu vào đánh bạc, thua sạch sẽ mọi thứ, thế là sau tết lại không có tinh thần. Cái dư âm ngày tết chính là sự trì trệ về tinh thần và công việc, đâu đâu cũng nghe nói "dư âm của tết còn lại". Dường như cái "dư âm" trở nên cái cớ cho hàng loạt sự trễ nải, học sinh vắng nhiều vào những ngày đầu sau tết với lý do về quê thăm ông bà, hoặc cha mẹ cho đi du lịch xa... Công nhân về thăm quê chưa lên lại các thành phố, khu công nghiệp để đi làm nên ngày đầu đi làm chỉ có vài ba người... Các văn phòng hành chính chưa mở cửa vì các cán bộ nghỉ tết chưa về, công văn, giấy tờ bị kẹt lại do kì nghỉ... Rồi các cửa hàng, quán xá, các khu mua sắm, dịch vụ đang còn nghĩ tết nên chưa buôn bán, giao dịch gì... Một số ví dụ điển hình cho cái "dư âm ngày tết" mà chính tôi gặp phải hay chứng kiến.
   1. Tôi có một giao dịch với một công ty tài chính trong việc vay vốn mua xe máy tra góp, hạn trả vào ngày 15 hàng tháng, ngày 15.2 đã là mùng 8 tết nên nếu tôi thanh toán ngày này vẫn kịp thế nhưng bên công ty lại thông báo tôi phải đóng trước ngày 5.2 do công ty phải nghỉ tết (vậy đóng sớm có được bớt tiền lãi hay không nhỉ)
   2. Ngày 15.2 (mùng 8 tết) tôi bắt đầu đi làm lại, chiều đó về tôi kiếm mãi mới thấy có một quán cơm để ghé ăn cơm tối, ngày thường rất nhiều, hình như các chủ quán muốn nghỉ tết thêm nên chưa khai trương bán lại.
   3. Công ty tôi làm bị hỏng cái vòi nước nên gọi đến các cửa hàng sửa chữa mà hầu như chưa ở đâu muốn làm vì mới đầu năm...

     Tôi có thề nhận xét một câu như thế này, cái văn hoá "trì trệ" vào dịp lễ tết đang và đã chi phối hầu hết các mặt của đời sống chúng ta. Chúng ta đang muốn ngày càng xã hội hoá, công nghiệp hoá, công việc ngày càng nhanh chóng với các phương tiện máy móc hiện đại, nhưng con người lại cứ ươn lỳ, mệt mỏi. Lạm dụng thời gian nghỉ tết để trì trệ, biện minh cho sự biếng nhác của mình. Ngày tết ngày lễ, cái mà làm cho chúng ta có nhiều mệt mỏi và cạn kiệt sức lực là các cuộc ăn uống. Các bữa tiệc linh đình ngày tết ngày lễ, bên cạnh là vài ba thùng bia, thi nhau mà uống, thi nhau mà ép, chúng ta thể hiện mình qua "tửu lượng". Hầu như nghe nói tết chúng ta có thể kể ra hàng loạt các tên (xem như là lý do để ăn nhậu) như: tất niên, tiển ông táo, đón giao thừa, đón xuân, chúc xuân, đốt tết, tân niên, mình niên... Và cái dư âm ấy vẩn còn khi chúng ta bước vào thời gian học tập, làm việc mới sau kì nghỉ....
     Đến bao giờ con người Việt Nam mới bắt kịp trình đô phát triển của phương tây. Với các kỳ nghỉ họ luôn có những kệ hoạch cụ thể. Và khi trờ lại môi trường học đường, làm việc thì tinh  thần thoải mái, phần chấn... Công viêc luôn là mục tiêu hàng đầu của họ, các bửa gặp mặt, hội hop họ chỉ dùng một cốc rượu nhỏ xem như chúc sức khoẻ nhau...
     Mọi thứ dường như ăn quá sâu vào tiềm thức của con người đến nỗi họ co rằng điều đó bình thường, ai cũng thế... Nếu như mỗi một người ý thức một chút, lên kế hoạch tột một chút, thì xã hội này sẽ bớt đi những tệ nạn, bớt đi những tiêu cực, cuộc sống sẽ khoa học và phát triển hơn, đời sống sẽ tốt hơn. Để rồi đến khi nhìn lại, chúng ta không phải hối tiếc về những gì mình đã làm, đã xây dựng,

Lệ Hải 17.02

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét