Con người là một nhân tố, một tế bào của xã hội. Con người chính là động lực quan trọng nhất cho sự phát triển xã hội. Vai trò của con người thật là quan trọng, và chính yếu đối với xã hội. Xã hội tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp: người giàu kẻ nghèo, người cao sang, kẻ thấp hèn. Trong xã hội dường như bị phân hóa bởi nhiều tiêu chí, yếu tố: kinh tế, địa vị, công việc... Nếu xét về lý thuyết, dù ở một vị thế xã hội nào, con người cũng đóng góp phần sức của mình cho xã hội trên cương vị của mình.
Và ở một vị thế xã hội nào, con người cũng phải lao động, lao động là một phần không thể thiếu với cuộc sống của con người. Lao động là tạo ra sản phẩm, từ đó sản sinh ra tài sản, lợi nhuận cho xã hội. Vai trò của lao động, trước hết là cung cấp sản phẩm tiêu dùng ra xã hội, phục vụ các nhu cầu từ tối thiểu đến cao cấp của xã hội. Sau nữa, lao động giúp cho con người co thu nhập từ kết quả lao động, để nuôi sống bản thân, gia đình và các nhu cầu thiết yếu.
Vấn đề chính được viết trong bài này là lao động nhằm mưu sinh, làm việc để có thu nhập cho cuộc sống. Con người cần phải làm lụng lao động để tạo ra nguồn sống cho chính mình và gia đình. Lao động để tồn tại, để khắc phục hoàn cảnh hiện tại và đê có cuộc sống tốt hơn thường được gọi là mưu sinh. Mưu sinh là kiếm sống, là bương chải để có đồng thu nhập vô ra. Xã hội ngày nay phân hóa rõ rệt nhiều tầng lớp xã hội, nên hình thức mưu sinh cũng rất đa dạng. Từ những ngành nghề kỹ thuật cao, đến các nghề bình thường, âm thầm nhất của xã hội. Người ta thường nói: cuộc sống cần phải bương chải, lăn lộn mới có cái để ăn. Vâng, không ai "ngồi không ăn bát vàng" nếu như họ có đủ điều kiện để lao động.
Có những người mưu sinh bằng chính nghề nghiệp mà mình đã may mắn có điều kiện được đào tạo trong các giảng đường đại học, cao đằng, trung cấp... Họ mưu sinh bằng chính những kiến thức mình có sẵn qua sách vở, và va chạm thực tế. Họ làm việc trong những môi trường chuyên nghiệp, với các công nghệ kỹ thuật cao (tùy theo từng ngành nghề). Sản phẩm của họ thường là các dịch vụ tiện ích hướng đến nhu cầu của con người. Họ là những kỹ sư, những bác sĩ, nhưng chuyên viên, kiến trúc sư, giáo viên... Công việc mưu sinh của họ xem ra khá ổn định và bền vững, có thề trang trải cho cuộc sống. Nhưng trước khi bước chân la xã hội mưu sinh, họ phải mất một khoảng thời gian, tâm trí và tiền bạc cho quá trình đào tạo, để trang bị những kiến thức nền tảng của nghề nghiệp. Những người trong nhóm này, sau quá trình đào tạo, họ cũng phải tất bật với nghề nghiệp, xin việc cũng thật sự khó khăn. Thậm chí nhiều người còn mưu sinh trái ngành nghề mình được đào tạo, bỏ ngành vì không tìm thấy công việc phù hợp.
Một bộ phận lớn trong xã hội là những người không có cơ may được đi học, không có chuyên ngành khoa học này nọ. Họ là những con người mưu sinh bằng sức lao động chân tay là chính. Bộ phần này rất đa dạng và rất thất thường, công việc của họ không ổn định, miếng cơm manh áo của họ tình bằng ngày. Họ được chia ra nhiều nhóm:
- Nhóm người lao động nông nghiệp, họ là những con người làm ra các sản phẩm lương thực thực phẩm hằng ngày mà chúng chúng ta sử dụng. Họ là những con người bám trụ với đất trời, chân lắm tay bùn. Đối với họ đất đai là tài sản quý báu. Mùa mạng bội thu là niềm vui của họ. Kế sinh nhau của họ càng bấp bênh hơn khi diện tích đất canh tác ngày càng giảm, thiên nhiên không ưu ái, mùa màng thất bát, hoặc thương lái ngày càng ép già. Hơn nữa, ngày nay giá cả nông sản đang rất thấp, đời sống người nông dân càng trở nên cơ cực hơn. Công việc của họ cũng có theo mùa, mùa gieo, bón phân, gạt... Còn nhiều thời gian trống họ rảnh rỗi, một phần tìm đến một số công việc khác như kế mưu sinh tạm bợ: lượm củi, chăn nuôi, mò cua bắt tép... hòng kiếm chút tiền chợ.
- Nhóm người thứ hai là những công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp, họ là những người lao động phổ thông, với công việc ăn lương tháng. Công việc của họ tương đối ổn định với thu nhập cũng bình thường. Thời gian cố định giúp cho họ sắp xếp được nhiều công việc cá nhân, gia đình. Tuy nhiên, họ phải đối diện với một số khó khăn nhất định; các chủ doanh nghiệp sử dụng lao động lạm quyền, ép công, bắt tăng ca, tăng giờ, làm khó khăn trong các vấn đê nghỉ dưỡng, bảo hiểm... Vả lại, mức thu nhập tuy ổn định nhưng thấp, tăng rất chậm cho dù thời giá ngày càng biến động lớn. Cuộc sống của những người công nhân chỉ ở mức trung bình, không khá mấy. Con cái của những người công nhân này tuy được học hành nhưng rất ít ai đến nơi đến chốn. Và dù có cho con cái học hành tốt đi nữa thì họ cũng vướng một khoảng nợ đáng kể, và phải cật lực trả nợ, suốt đời chỉ loay hoay làm trả nợ
- Một nhóm nữa được đề cập tới trong bài viết này, nhóm này hiện nay trong xã hội rất nhiều. Đó là nhóm người không có một công việc gì ổn định hết. Kế sinh nhai của họ nay việc này, mia việc khác. Từ nông thôn đến thị thành, đâu đâu cũng có. Rảo chân bước một vòng quanh đường làng, hay đường phố, chúng ta rất dễ bắt gặp hình ảnh một chị thu mua ve chai trên chiếc xe đạp cộc cạch, một ông già/bà lão cầm trên tay những xấp vé số. Những người ăn xin, xe ôm... là những người bương chải với cuộc sống mà dường như họ kiếm được không nhiều lắm, chỉ vừa đủ ăn, thậm chí là không đủ. Trong số họ, có nhiều những đứa trẻ mà đáng ra ở lứa tuội chúng thì chỉ có ăn, học và chơi. Vậy mà chúng lại phải lao đầu vào mưu sinh với đủ thứ nghề. Tôi thật ứa nước mắt khi chứng kiến những đôi gánh nặng nề của một chị phụ nữ gánh hàng rong, dắt theo một em nhỏ độ 4-5 tuổi, mặt mũi tèm nhem; hoặc những cậu bé chừng 10-11 tuổi, đêm đêm lao đầu vào những quán nhau đê bán trứng cút, xoài, cóc. Một lần tôi chợt rưng rưng lệ khi thấy những bác chạy xe ôm ngủ qua đêm trên chiếc xe máy của mình trên hè phố (lúc đó tôi đi phát quà giáng sinh cho những người lang thang vào 1-2 h sáng đêm 23 noel).
Vâng, cuộc sống là thế, bương chải từng ngày để kiếm sống, mỗi người mỗi việc, mỗi vai trò, ai cũng phải làm, ai cũng lao động. Không có một ngành nghề nào thấp hèn cả, chỉ có những người lười lao động mới đáng lên án. Bài viết này tôi muốn sẻ chia tâm trạng của mình cùng các bạn, với mong muốn chúng ta hãy cố gắng sống và sống hết mình cho công việc, luôn luôn tích cực đóng góp sức lực vào xã hội. Cũng như hãy luôn đồng cảm với nhau, chia sẻ với nhau hoàn cảnh sống, môi trường sống và điều kiện sống. Nếu như bạn may mắn có được công việc khá ổn định, cuộc sống tương đối thoải mái, hay nhớ chia sẻ cho những người khó khăn hơn bạn. Họ cũng đang cố gắng bương chải với cuộc sống mưu sinh, nhưng điều kiện, khả năng họ không thể bằng bạn. hãy nhìn xuống với nụ cười trìu mến, đem lại niềm vui cho người khác chính là tạo niềm vui cho bạn.
Thân ái
Một bộ phận lớn trong xã hội là những người không có cơ may được đi học, không có chuyên ngành khoa học này nọ. Họ là những con người mưu sinh bằng sức lao động chân tay là chính. Bộ phần này rất đa dạng và rất thất thường, công việc của họ không ổn định, miếng cơm manh áo của họ tình bằng ngày. Họ được chia ra nhiều nhóm:
- Nhóm người lao động nông nghiệp, họ là những con người làm ra các sản phẩm lương thực thực phẩm hằng ngày mà chúng chúng ta sử dụng. Họ là những con người bám trụ với đất trời, chân lắm tay bùn. Đối với họ đất đai là tài sản quý báu. Mùa mạng bội thu là niềm vui của họ. Kế sinh nhau của họ càng bấp bênh hơn khi diện tích đất canh tác ngày càng giảm, thiên nhiên không ưu ái, mùa màng thất bát, hoặc thương lái ngày càng ép già. Hơn nữa, ngày nay giá cả nông sản đang rất thấp, đời sống người nông dân càng trở nên cơ cực hơn. Công việc của họ cũng có theo mùa, mùa gieo, bón phân, gạt... Còn nhiều thời gian trống họ rảnh rỗi, một phần tìm đến một số công việc khác như kế mưu sinh tạm bợ: lượm củi, chăn nuôi, mò cua bắt tép... hòng kiếm chút tiền chợ.
- Nhóm người thứ hai là những công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp, họ là những người lao động phổ thông, với công việc ăn lương tháng. Công việc của họ tương đối ổn định với thu nhập cũng bình thường. Thời gian cố định giúp cho họ sắp xếp được nhiều công việc cá nhân, gia đình. Tuy nhiên, họ phải đối diện với một số khó khăn nhất định; các chủ doanh nghiệp sử dụng lao động lạm quyền, ép công, bắt tăng ca, tăng giờ, làm khó khăn trong các vấn đê nghỉ dưỡng, bảo hiểm... Vả lại, mức thu nhập tuy ổn định nhưng thấp, tăng rất chậm cho dù thời giá ngày càng biến động lớn. Cuộc sống của những người công nhân chỉ ở mức trung bình, không khá mấy. Con cái của những người công nhân này tuy được học hành nhưng rất ít ai đến nơi đến chốn. Và dù có cho con cái học hành tốt đi nữa thì họ cũng vướng một khoảng nợ đáng kể, và phải cật lực trả nợ, suốt đời chỉ loay hoay làm trả nợ
- Một nhóm nữa được đề cập tới trong bài viết này, nhóm này hiện nay trong xã hội rất nhiều. Đó là nhóm người không có một công việc gì ổn định hết. Kế sinh nhai của họ nay việc này, mia việc khác. Từ nông thôn đến thị thành, đâu đâu cũng có. Rảo chân bước một vòng quanh đường làng, hay đường phố, chúng ta rất dễ bắt gặp hình ảnh một chị thu mua ve chai trên chiếc xe đạp cộc cạch, một ông già/bà lão cầm trên tay những xấp vé số. Những người ăn xin, xe ôm... là những người bương chải với cuộc sống mà dường như họ kiếm được không nhiều lắm, chỉ vừa đủ ăn, thậm chí là không đủ. Trong số họ, có nhiều những đứa trẻ mà đáng ra ở lứa tuội chúng thì chỉ có ăn, học và chơi. Vậy mà chúng lại phải lao đầu vào mưu sinh với đủ thứ nghề. Tôi thật ứa nước mắt khi chứng kiến những đôi gánh nặng nề của một chị phụ nữ gánh hàng rong, dắt theo một em nhỏ độ 4-5 tuổi, mặt mũi tèm nhem; hoặc những cậu bé chừng 10-11 tuổi, đêm đêm lao đầu vào những quán nhau đê bán trứng cút, xoài, cóc. Một lần tôi chợt rưng rưng lệ khi thấy những bác chạy xe ôm ngủ qua đêm trên chiếc xe máy của mình trên hè phố (lúc đó tôi đi phát quà giáng sinh cho những người lang thang vào 1-2 h sáng đêm 23 noel).
Vâng, cuộc sống là thế, bương chải từng ngày để kiếm sống, mỗi người mỗi việc, mỗi vai trò, ai cũng phải làm, ai cũng lao động. Không có một ngành nghề nào thấp hèn cả, chỉ có những người lười lao động mới đáng lên án. Bài viết này tôi muốn sẻ chia tâm trạng của mình cùng các bạn, với mong muốn chúng ta hãy cố gắng sống và sống hết mình cho công việc, luôn luôn tích cực đóng góp sức lực vào xã hội. Cũng như hãy luôn đồng cảm với nhau, chia sẻ với nhau hoàn cảnh sống, môi trường sống và điều kiện sống. Nếu như bạn may mắn có được công việc khá ổn định, cuộc sống tương đối thoải mái, hay nhớ chia sẻ cho những người khó khăn hơn bạn. Họ cũng đang cố gắng bương chải với cuộc sống mưu sinh, nhưng điều kiện, khả năng họ không thể bằng bạn. hãy nhìn xuống với nụ cười trìu mến, đem lại niềm vui cho người khác chính là tạo niềm vui cho bạn.
Thân ái
Lệ Hải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét